Johannes Kepler

|birth_place = Weil der Stadt, Đế quốc La Mã Thần thánh |death_date = |death_place = Regensburg, Đế quốc La Mã Thần thánh |field = Thiên văn học, Chiêm tinh học, Toán họcTriết học tự nhiên |work_institutions = Đại học Linz |nationality = Đức |alma_mater = Tübinger Stift, Đại học Tübingen (M.A., 1591) |known_for = Định luật về chuyển động của các hành tinh
Giả thiết Kepler |influences = Nicolaus Copernicus
Tycho Brahe
Pythagoras |influenced = Sir Isaac Newton
Benoit Mandelbrot
Thomas Browne |signature = Unterschrift Kepler.svg }} Johannes Kepler (; phiên âm tiếng Việt: Giô-han Kê-ple; sinh ngày 27 tháng 12 năm 1571 – mất ngày 15 tháng 11 năm 1630) là một nhà toán học, thiên văn họcchiêm tinh học người Đức. Là một trong những đại diện của cuộc cách mạng khoa học thế kỷ 17, Kepler được biết đến nhiều nhất bởi các định luật về chuyển động thiên thể mang tên ông do các nhà thiên văn học thiết lập dựa trên những công trình của ông như ''Astronomia nova'', ''Harmonice Mundi'' và cuốn ''Thiên văn học Copernicus giản lược''.

Khởi đầu sự nghiệp, Kepler từng là một giáo viên Toánchủng viện Graz, trước khi đảm nhiệm vai trò trợ tá cho nhà Thiên văn Tycho Brahe, và cuối cùng trở thành nhà Thiên văn học triều đình cho Hoàng đế La Mã Thần thánh Rudolf II và sau đó là các hoàng đế kế vị MatthiasFerdinand II. Trong những năm biến động cuối đời, ông dạy toán ở Linz (Áo) và là cố vấn cho Albrecht von Wallenstein. Được biết đến chủ yếu ngày nay vì những nghiên cứu thiên văn học, ông còn có những công trình quan trọng trong lĩnh vực quang học, phát minh ra một mẫu kính viễn vọng phản xạ (Kính viễn vọng Kepler), và thảo luận về những khám phá bằng kính viễn vọng của một nhà khoa học sống cùng thời, Galileo Galilei.

Kepler sống trong một thời đại mà giữa thiên văn và chiêm tinh không có sự phân biệt rõ ràng, nhưng có sự chia tách giữa thiên văn (như một nhánh của toán học) và vật lý (một nhánh của triết học tự nhiên). Kepler cũng kết hợp lý lẽ và lập luận tôn giáo vào công trình của mình, được thúc đẩy bởi đức tin rằng Chúa đã tạo ra thế giới theo một kế hoạch khả tri mà con người có thể lĩnh hội qua ánh sáng của lý trí. Kepler mô tả nền Thiên văn học mới của ông là "Vật lý học thiên thể", như "một cuộc dạo chơi vào siêu hình học của Aristotle", và "một sự bổ sung cho tiểu luận ''Về bầu trời'' của Aristotle", biến đổi truyền thống cổ đại về Vũ trụ học Vật lý với việc xem Thiên văn là một phần của một Vật lý học Toán học phổ quát. Được cung cấp bởi Wikipedia
Đang hiển thị 1 - 1 kết quả của 1 cho tìm kiếm 'Kepler, Johannes', thời gian truy vấn: 4.80s Tinh chỉnh kết quả
1
Bằng Bredekamp, Horst, Bredekamp, Horst, Wedepohl, Claudia
Được phát hành 2015
Tác giả khác: ...Kepler, Johannes...
Inhaltsverzeichnis
Inhaltstext
Rezension
Rezension
lấy văn bản
Sách